THỰC HIỆN QUYỀN KHAI TỬ ?

Câu hỏi: Thực hiện quyền khai tử được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khai tử là thủ tục hành chính phải thực hiện khi một người chết. Theo đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người chết, thân nhân của người chết phải có trách nhiệm đi khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu người chết không có thân nhân thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử.

* Khai tử đối với người chết thực tế:

- Điều kiện khai tử:

Theo quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, giấy bảo tử hoặc giấy tờ thay cho giấy báo tử được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử. Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo giấy báo tử hoặc giấy tờ thay giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

+ Đối với người chết tại cơ sở y tế thì thủ trưởng cơ sở y tế cấp giấy báo tử;

+ Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay giấy báo tử;

+ Đối với người bị tòa án tuyên bố là đã chết thì bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án thay giấy báo tử; Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y thay giấy báo tử;

+ Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp kể trên thì UBND cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp giấy báo tử.

- Thủ tục thực hiện khai tử:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Phiếu cung cấp thông tin khai tử (người khai tử tự viết hoặc tham khảo mẫu tại UBND xã, phường, thị trấn nới đăng ký khai tử);

+ Bản chính giấy báo tử;

+ Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp giấy báo tử;

+ Đối với người cư trú ở một nơi nhưng chết ở một nơi khác ngoài cơ sở y tế thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp giấy báo tử.

+ Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý thì thủ trưởng đơn vị đó cấp giấy báo tử;

+ Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ thì thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp giấy báo tử;

+ Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp giấy báo tử.

+ Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy báo tử.

Trong trường hợp không có giấy báo tử thì nộp giấy tờ thay thế sau:

+ Trường hợp một người bị toà án tuyên bố là đã chết thì quyết định tuyên bố chết của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho giấy báo tử;

+ Trường hợp người chết có nghi vấn thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho giấy báo tử;

+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho giấy báo tử;

+ Đối với người chết tại nhà, ở nơi cư trú thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho gấy báo tử. Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về việc chết thì không phải nộp văn bản xác nhận của người làm chứng.

Lưu ý: Trường hợp trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết thì cha mẹ phải có nghĩa vụ đăng ký khai tử.

Các loại giấy tờ phải xuất trình:

+ Bản chính chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của người chết.

+ Bản chính chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi khai tử

- Thủ tục, thực hiện:

+ Để được đăng ký khai tử, thân nhân của người chết phải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đăng ký khai tử trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày có người chết.

Trường hợp người chết không có người thân thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Người đi đăng ký khai tử phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

+ Ngay sau khi nhận các giấy tờ này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử…

* Khai tử đối với người mất tích bị tuyên bố chết:

- Điều kiện khai tử:

Tuyên bố một cá nhân chết là chế định đặc biệt của Luật dân sự nhằm bảo vệ, lợi lịch cá nhân cũng như chủ thể khác có liên quan. Cái chết là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân. Nhưng cái chết đó phải được xác định một cách chính xác và theo quy định của pháp luật phải được khai tử. Trong thực tế, có nhiều trường hợp vì các lý do khác nhau mà không thể xác định được một cá nhân còn sống hay đã chết. Bởi vậy, để hạn chế tối đa các trường hợp nhầm lẫn và những sai sót trong việc xác định một người có còn sống hay không, trước khi tuyên bố chết đối với một cá nhân, Tòa án cần xem xét các điều kiện sau:

+ Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.

+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

+ Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

+ Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc tuyên bố một người đã chết.

+ Bản photo Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người đi đăng ký khai tử.

Giấy tờ phải xuất trình bao gồm:

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký khai tử.

+ Sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú của người đã mất.

Số lượng: 01 bộ

- Thủ tục thực hiện:

+ Bước 1: Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết đi đăng ký khai tử chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.

+ Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận; ghi phiếu hẹn trả kết quả cho công dân.

Trường hợp hồ sơ còn thiếu, không hợp lệ cần bổ sung thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm viết giấy hướng dẫn công dân bổ sung , hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

+ Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa chuyển hồ sơ tới bộ phận chuyên môn giải quyết theo quy định.

+ Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa, bộ phận chuyên môn giải quyết và chuyển kết quả theo đúng thời gian quy định.

Trường hợp cần xác minh hoặc cần bổ sung hồ sơ, bộ phận chuyên môn có thông tin kịp thời tới  bộ phận một cửa để thông báo hoặc hẹn lại thời gian trả kết quả (so với giấy hẹn – nếu cần) cho công dân. 

+ Bước 5: Sau khi nhận kết quả từ bộ phận chuyên môn, bộ phận 1 cửa vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.