Dấu hiệu pháp lý của nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định

Dấu hiệu pháp lý của nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được pháp luật quy định như thế nào?

 

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Định nghĩa:

  •      Các tội phạm xâm phạm, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) thực hiện những hành vi một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ.
  •      Lỗi vô ý là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu qảu đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc trường hợp người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Ngược lại với lỗi vô ý là lỗi cố ý.

Các nhóm tội phạm:

Các tội này được quy định từ Điều 123 đến Điều 156 chương XIV Bộ luật Hình sự 2015; có thể được chia thành ba nhóm:

  •      Nhóm các tội xâm phạm tính mạng (có 13 tội thuộc nhóm này): được quy định tại các Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 148, 149 BLHS; trong đó có 2 tội với lỗi vô ý (Điều 128, Điều 129 BLHS); còn lại là các tội với lỗi cố ý.

Hành vi phạm tội của nhóm này được thể hiện ở hình thức hành động hoặc không hành động (trường hợp người phạm tội có đủ khả năng và điều kiện để hành động để đảm bảo an toàn về tính mạng của người khác nhưng đã không thực hiện và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân).

Trong nhóm tội này, hậu quả chết người chỉ là dấu hiệu bắt buộc của một số CTTP (Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 132 BLHS); ở các CTTP còn lại thì hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng trong đó có 2 CTTP đòi hỏi phải có dấu hiệu hậu quả là hành vi tự sát của nạn nhân (Điều 130,131 BLHS).

Ví dụ: đối với tội giết người (Điều 123) hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhin, ở một số trường hợp, nạn nhân không chết những căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

  •      Nhóm các tội xâm phạm sức khỏe (có 7 tội thuộc nhóm này):được quy định tại các Điều 134, 135, 136,  137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156 BLHS; trong đó có 2 tội với lỗi vô ý (Điều 138, Điều 139 BLHS); còn lại là các tội với lỗi cố ý.

Hậu quả nhóm tội này đòi hỏi là thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỉ lệ thương tật là 11% trở lên hoặc dưới tỉ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 123 BLHS.

Tỷ lệ thương tật của người bị hại được lấy làm cở sở truy cứu trách nhiệm hình sự phải do chủ thể có thẩm quyền giám định tư pháp tiến hành trên cơ sở đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng.

  •      Nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm (có 14 tội thuộc nhóm này): được quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156 BLHS (hậu quả của những tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự).Trong có thể được chia thành 3 nhóm sau:
  •      Các tội trực tiếp xâm phạm thân thể: được quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147.

Trong nhóm tội này, hành vi phạm tội không những đến danh dự, nhân phẩm thậm chí có thể xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị hại. Vì khi thực hiện những hành vi phạm tội trong nhóm này đã trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của người bị hại đồng thời danh dự, nhân phẩm cũng bị ảnh hưởng.

  •      Các tội không liên quan đến ý thức chủ quan của người bị xâm hại: bao gồm các tội quy định tại Điều 150, 151, 152, 153, 154 BLHS.

Trong nhóm tội này, lỗi của người phạm tội luôn là lỗi cố ý; CTTP không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người bị hại; người bị hại có thể đồng tình hoặc không đồng tình, có thể biết hoặc không biết, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi theo như quy định trong BLHS thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  •      Các tội liên quan đến danh dự: được quy định tại các Điều 155, 156 BLHS.

Theo đó, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác (Điều 155 BLHS) có thể hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (ảnh hưởng về tâm lý)...

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.