Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Chủ Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Chủ Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Những Gì?

 

Luật sư tư vấn: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Trong nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, ai cũng muốn có một doanh nghiệp riêng do mình làm chủ, nhưng nếu không nắm được các nội dung cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp thì rất khó để có thể thành công. Nhiều người nghĩ khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì không quan trọng, điều cốt lõi là mình có nguồn vốn, điều này không sai nhưng nó chỉ hoàn toàn đúng nếu bạn biết cách áp dụng các quy định của pháp luật để thành lập, quản lý và vận hành doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mặc dù đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều, song, để hoạt động kinh doanh hiệu quả lại không hề đơn giản. Nếu không chuẩn bị kỹ trước khi thành lập thì bạn cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động sau này.

Theo đó, để thành lập doanh nghiệp và hoạt động hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần xác định trước các yếu tố sau:

Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này. Theo đó, cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được quyền thành lập doanh nghiệp. Tổ chức thành lập và hoạt động hợp pháp có quyền thành lập doanh nghiệp.

- Các tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, trừ trường hợp sau đây:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, ở nước ta tồn tại 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất để cho các chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn được loại hình phù hợp:

- Thành lập doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ sở hữu.

- Thành lập công ty hợp danh: Ít nhất 02 thành viên là cá nhân làm chủ sở hữu từ khi thành lập. Có thể có thêm thành viên góp vốn là cá nhân/tổ chức.

- Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn:

+ Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/tổ chức – không quá 50 cá nhân/tổ chức làm chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn.

Thành lập công ty cổ phần: 03 cá nhân hoặc tổ chức trở lên làm cổ đông công ty.

Để tìm hiểu rõ hơn các loại hình doanh nghiệp, vui lòng xem thêm 

Đặt tên doanh nghiệp

- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Địa chỉ trụ sở công ty

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2014, địa chỉ trụ sở công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Địa chỉ trụ sở công ty phải được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không nằm ở chung cư, trừ những tầng có chức năng thương mại thì phải có văn bản xác định chứng minh.

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó chi phối nguồn vốn, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, chủ doanh nghiệp nên bổ sung cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thể hoạt động.

Tuy nhiên, ngành, nghề kinh doanh phải đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành, không bị cấm đầu tư kinh doanh.

Quý vị vui lòng tham khảo thêm bài viết: Pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.

Xác định thành viên/cổ đông góp vốn

Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Để tìm hiểu rõ hơn các loại hình doanh nghiệp, vui lòng xem thêm

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.