Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp

Câu hỏi: Thủ tục phá sản doanh nghiệp được pháp luật hiện nay quy định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau: 

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trình tự, thủ tục phá sản theo quy định tại Luật Phá sản năm 2014 được thực hiện như sau:

Bước 1: Chủ thể có quyền/nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định.

Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.

Tiến hành hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Sau khi hòa giả và thụ lý, Tòa án quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

 Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Hội nghị chủ nợ. Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

Lưu ý:

- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng mặt;

- Thông qua nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ…

  •    Phục hồi doanh nghiệp; hoặc
  •    Thủ tục thanh toán tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp. Đình chỉ thủ tục phá sản hoặc Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Sau đó, doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạn động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

+ Thanh lý tài sản phá sản;

+ Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.