NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

 

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, việc bồi thường thiệt hại phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau đây:

+ Do không có lỗi hoặc có lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…

Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Theo đó, với mỗi loại thiệt hại ngoài hợp đồng cần bồi thường toàn bộ, kịp thời các chi phí sau đây:

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thông thường, khi tài sản bị xâm phạm, việc xác định thiệt hại thường dễ dàng hơn bởi vì sự thiệt hại về tài sản thì luôn luôn được định giá một cách cụ thể, hơn nữa thiệt hại về tài sản phần lớn là sự mất mát, hư hỏng, hoặc tài sản bị hủy hoại nên thường có số liệu cụ thể.

- Về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường không có hóa đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định.

- Về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, bao gồm các khoản chi phí như thiệt hại về sức khỏe nêu trên.

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

+ Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Những người được cấp dưỡng bao gồm: Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình; Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình; Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình; Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình;Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình; Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Người được bồi thường là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Trường hợp không có những người này thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

- Về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm, bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, khoản tiền này được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Tình Huống 10: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Nhiều Người Cùng Gây Ra
Tình Huống 10: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Nhiều Người Cùng Gây Ra

N và nhóm bạn của mình rủ nhau ra sông thi bơi, lặn đã vô ý làm tấm lưới quây cá nhà bà T bị hở, do đó một số cá nhà bà T nuôi đã bơi ra ngoài. Vậy Bộ luật dân sự quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này như thế nào?

Tim hiểu thêm
Tình Huống 11: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vượt Quá Giới Hạn Phòng Vệ Chính Đáng.
Tình Huống 11: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vượt Quá Giới Hạn Phòng Vệ Chính Đáng.

Em đang đèo bạn gái đi trên đường thì bị 2 anh lao vào dùng gậy đánh và phá xe em. Em lấy mũ bảo hiểm đánh lại kết quả 1 ông bị chấn thương sọ não, ông còn lại chạy được nên chỉ bị khâu 3 mũi. Em cũng bị khâu đến 8 mũi. Vậy trường hợp trên em có phải bồi thường không vì do người ta ...

Tim hiểu thêm
Tình Huống 12: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Trong Trường Hợp Vượt Quá Yêu Cầu Của Tình Thế Cấp Thiết
Tình Huống 12: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Trong Trường Hợp Vượt Quá Yêu Cầu Của Tình Thế Cấp Thiết

Ông A làm ở cửa hàng tạp hóa, đã chở 2 két bia về để bán. Tôi đi xe đạp từ trong ngõ ra đường lớn nhưng lại không nhìn đường, đã lao thẳng vào anh C. Anh C vì tránh tôi nên bẻ lái, nhưng lại đâm vào ông A làm ông bị ngã xe. Dây chằng két bia bị đứt, làm bia rơi ...

Tim hiểu thêm
Tình Huống 13: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Nguồn Nguy Hiểm Cao Độ Gây Ra.
Tình Huống 13: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Nguồn Nguy Hiểm Cao Độ Gây Ra.

Anh A là chủ sở hữu của xe ô tô vận tải mang biển số 99F9 – 9999 ở Bắc Ninh. Ngày 20 tháng 9 năm 2010, anh A cho anh B thuê chiếc xe nói trên. Hai ngày sau, khi đang lưu thông trên Quốc lộ 1A theo hướng Bắc Ninh – Hà Nội thì bất ngờ xe ô tô vận tải bị nổ lốp bánh xe trước khiến anh B không thể làm chủ được ...

Tim hiểu thêm
Tình Huống 14: Trách Nhiệm Bồi Thường Tổn Thất Tinh Thần Do Sức Khỏe Bị Xâm Hại
Tình Huống 14: Trách Nhiệm Bồi Thường Tổn Thất Tinh Thần Do Sức Khỏe Bị Xâm Hại

A và B là hai anh em đồng hao. Một lần, A gặp B đi làm đồng về qua ngõ nhà mình, sẵn có ấm trà ngon nên A cố níu kéo mời B vào nhà mình uống trà. B một mực từ chối vì đang bận. Cậy mình to khoẻ, A vòng tay ôm hai chân B, vác B lên vai định “cưỡng chế” B vào nhà uống ...

Tim hiểu thêm
Tình Huống 15: Bồi Thường Thiệt Hại Do Người Dùng Chất Kích Thích Gây Ra
Tình Huống 15: Bồi Thường Thiệt Hại Do Người Dùng Chất Kích Thích Gây Ra

T do uống rượu say xỉn, không tự chủ được hành vi đã quậy phá làm vỡ nhiều đồ đạc có giá trị của anh H. Khi T tỉnh rượu, anh H yêu cầu T phải bồi thường. T không chịu vì cho rằng, do say chứ T không cố ý phá phách, gây thiệt hại cho anh H. Xin hỏi, trong trường hợp này T có phải bồi thường cho anh H không?

Tim hiểu thêm
Tình Huống 16: Bồi Thường Thiệt Hại Do Người Của Pháp Nhân Gây Ra
Tình Huống 16: Bồi Thường Thiệt Hại Do Người Của Pháp Nhân Gây Ra

B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty đòi gặp giám đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấy B đang trong tình trạng say rượu nên A – bảo vệ công ty đã ngăn chặn không cho vào. B chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vào công ty. ...

Tim hiểu thêm
Back 1 2