ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH, TÍCH HỢP BÁN DẪN ?

Câu hỏi: Điều kiện và thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch, tích hợp bán dẫn hiện nay được quy định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

* Điều kiện bảo hộ:

Theo quy định tai Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ  năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì: thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện: “có tính nguyên gốc” và “tính mới thương mại”: Trong đó:

- Tính nguyên gốc thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng được hai tiêu chí sau:

+ Thứ nhất: thiết kế bố trí đó là kết quả do hoạt động sáng tạo của chính tác giả. Tác giả đã có sự đầu tư trí tuệ nhất định để tạo ra thiết kế bố trí mới trong  công nghệ thiết kế mạch bán dẫn. Thiết kế bố trí đó không phải là sự sao chép hoàn toàn của bất kì thiết kế nào đã có trước đó.

+ Thứ hai: tại thời điểm được tạo ra, thiết kế bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi trong thời giới những người thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn. Yêu cầu này đòi hỏi thiết kế bố trí chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, trình bày  hoặc mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức bộc lộ khác. Do đặc trưng của mạch tích hợp bán dẫn hoàn toàn mang tính kĩ thuật mà chỉ có những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực mới hiểu và nắm bắt được nên phạm vi bọc lộ chỉ cần giới hạn trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn.

- Tính mới thương mại thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu nó chưa từng được đưa vào khai thác trong thực tế với mục đích thương mại tại bất kì nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng kí (Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ ). Khai thác thương mại thiết kế bố trí được hiểu là các mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hay hàng hóa có chứa mạch tích hợp bán dẫn đó đã được sản xuất rộng rãi và phân phối công khai trên thị trường để thu lợi nhuận.

Như vậy, những thiết kế bố trí chưa được áp dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không bị mất tính mới thương mại. Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ đưa ra một ngoại lệ thiết kế bố trí mặc dù đã được đưa vào khai thác thương mại trên thực tế nhưng không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đáp ứng hai điều kiện:

+ Thứ nhất về việc khai thác thương mại thiết kế bố trí được tiến hành bởi người có quyền đăng kí thiết kế bố trí theo quy định của pháp luật hoặc bởi người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên trên thế giới;

+ Thứ hai thời điểm lần đầu tiên khai thác thương mại thiết kế bố trí tại bất kì đâu trên thế giới đến thời điểm nộp đơn đăng kí bảo hộ không được quá 2 năm.

Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký thiết kế bố trí:

- Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký bố trí mạch tích hợp đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

- Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

+ Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký thiết kế bố trí;

+ Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký thiết kế bố trí;

+ Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký thiết kế bố trí.

*  Thủ tục đăng ký

Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng tham khảo bài viết: * Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch, tích hợp bán dẫn

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.