THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

       Câu hỏi: Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý hiện nay được quy định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ sản phẩm nông sản đang được xem là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị cho hàng Việt Nam. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cụ thể như sau:

+ Chủ sở hữu có quyền được ngăn cấm những người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc loại trừ những mặt hàng thuộc cùng một khu vực địa lý nhưng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.

+ Bảo hộ chỉ dẫn địa lý để chúng không trở thành một tên gọi chung, làm mất đi tính phân biệt với các hàng hóa thông thường khác.

Thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thực hiện như sau:

- Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:

+ Tờ khai (theo mẫu);

+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);

+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thẩm quyền giải quyết:

+ Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội;

+ Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Thủ tục đăng ký bảo hộ:

+ Bước 1: Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc qua đại diện sở hữu công nghiệp.

+ Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

+ Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

. Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

. Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

+ Bước 4: Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

+ Bước 5: Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

+ Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

. Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

. Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

- Thời gian thực hiện:

+ Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

+ Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

- Lệ phí đăng ký:

+ Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

+ Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

+ Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 đồng.

+ Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.