THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

     Câu hỏi: Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và là tài sản hết sức có giá trị nhưng đôi khi doanh nghiệp, chủ sở hữu lại bỏ qua bước đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với tài sản hết sức quý giá này.

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng như tìm hiểu tổng thể cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, Luật Đại Tâm xin hướng dẫn chi tiết thủ tục thực hiện như sau:

- Hồ sơ đăng ký bảo hộ:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (03 bản).

+ 05 bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp gồm ảnh chụp hay bản vẽ mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới và hình phối cảnh của kiểu dáng công nghiệp. Kích thước ảnh chụp hoặc bản vẽ không lớn hơn 210 x 297 mm, và không nhỏ hơn 90 x 120 mm (yêu cầu nộp đồng thời với đơn);

+ Bản viết tay mô tả kiểu dáng công nghiệp (01 bản);

+ Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu (01 bản).

+ Bản sao chứng nhận đơn đầu tiên (tài liệu này có thể nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn).

+ Giấy uỷ quyền của người nộp đơn; không cần công chứng và/hoặc chứng nhận hợp pháp.

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thẩm quyền giải quyết:

+ Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội;

+ Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Thủ tục giải quyết:

+ Bước 1: Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

+ Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

+ Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

  •        Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
  •        Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

+ Bước 4: Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

+ Bước 5: Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

+ Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

+ Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Thẩm định nội dung: 09 -12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

+ Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

- Lệ phí đăng ký:

+ Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

+ Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

+ Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.

+ Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

+ Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.