Thực Hiện Hợp Đồng Kinh Tế

Câu hỏi: Pháp luật quy định về việc thực hiện hợp đồng kinh tế như thế nào?

 Luật sư tư vấn: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi pháp lý đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

* Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng kinh tế:

Sau khi hợp đổng kinh tế được ký kết xong và có hiệu lực, các bên bị ràng buộc vào trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã cam kết. Mọi hành vi không thực hiện hợp dồng hoặc thực hiện không đầy đủ đều bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm vật chất.

Để hợp đổng được thực hiện một cách đầy đủ và đúng theo thỏa thuận, các bên phải tuân chấp hành đúng các nội dung sau:

+ Chấp hành đúng đối tượng hợp đồng, không được tự ý thay đối dối tượng này bằng đối tượng khác hoặc thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện. Nghĩa là, thỏa thuận cái gì thì phải thực hiện đúng cái đó.

+ Thực hiện hợp đồng một cách đầy đủ, chính xác tất cả các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đòi hỏi các bên thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ, đúng đắn, chính xác các cam kết, không phân biệt điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ hay tùy nghi. Nếu vi phạm bất cứ cam kết nào trong hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm vật chất cho hành vi đó.

+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi, giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục các khó khăn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi tranh chấp hợp đồng, các bên cũng phải hợp tác thông qua việc hiệp thương giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng nhằm phòng ngừa, giải quyết kịp thời các tranh chấp hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích của các bên.

* Sửa đổi, bổ sung hợp đồng kinh tế:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện bằng hình thức ký kết hợp đồng mới hoặc ký phụ lục hợp đồng.

Trường hợp ký phụ lục hợp đồng, các bên phải tuân thủ hình thức của hợp đồng ban đầu. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

* Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có quyền tạm ngừng hoặc đình chỉ việc thực hiện hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Đồng thời, khi tạm ngừng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khi các bên hoặc một trong các bên không chấp nhận hiệu lực của Hợp đồng kinh tế đã ký kết thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu. Theo đó, khi hợp đồng bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả và bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.