THỰC HIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI QUỐC TỊCH

        Câu hỏi: Thực hiện quyền đối với quốc tịch được quy định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

* Nguyên tắc xác định quốc tịch:

- Hưởng quốc tịch theo sự kiện sinh đẻ:

Đây được coi là phương thức được ứng dụng phổ biến nhất. Và trong phương thức này, người ta ghi nhận hai nguyên tắc chính:

+ Nguyên tắc huyết thống.

+ Nguyên tắc nơi sinh.

- Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc tịch:

Trong trường hợp này, việc nhập quốc tịch được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trao quốc tịch nước đó theo một trình tự được pháp luật quy định. Thông thường có 3 trường hợp hưởng quốc tịch theo sự gia nhập, cụ thể:

+ Do xin vào quốc tịch

+ Do kết hôn với người nước ngoài.

+ Do được người nước ngoài nhận làm con nuôi

- Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn quốc tịch: Trường hợp này được xác định khi có sự dịch chuyển về lãnh thổ hoặc khi xuất hiện các điều ước quốc tế liên quan.

- Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch: Đây là hoạt động pháp lý nhằm khôi phục lại quốc tịch cho người đã bị mất quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo phục hồi quốc tịch, gười có nhu cầu cũng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định, thường là không có hành vi làm nguy hại đến an ninh quốc gia trong suốt thời gian mất quốc tịch.

* Điều kiện thay đổi quốc tịch:

- Đối với trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam:

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

- Đối với trường hợp xin thôi quốc tịch: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam;

+ Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

+ Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

+ Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

- Đối với trường hợp tước quốc tịch: Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đối với trường hợp quay trở lại quốc tịch: Người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Xin hồi hương về Việt Nam;

+ Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

+ Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

+ Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

+  Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

+ Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

+ Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

  •      Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  •      Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  •      Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng tham khảo những bài viết liên quan:

* Thủ tục xin nhập quốc tịch

* Thủ tục xin thôi quốc tịch

* Thủ tục quay trở lại quốc tịch

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Tình Huống 5: Trường Hợp Một Công Dân Có Nhiều Quốc Tịch
Tình Huống 5: Trường Hợp Một Công Dân Có Nhiều Quốc Tịch

Chị gái tôi là người việt nam lấy chồng trung quốc, vừa qua 25-08-2017 vừa hạ sinh 1 cháu gái tại Việt Nam. Đã có giấy chứng nhận nhập tịch trung quốc của đại sứ quán trung quốc tại việt nam, còn 3 ngày nữa là hết hạn làm giấy khai sinh cho cháu, tôi muốn 1 số vấn đề như sau: Thứ 1: cháu tôi có được ...

Tim hiểu thêm
Tình Huống 6: Thủ Tục Nhập Quốc Tịch Việt Nam
Tình Huống 6: Thủ Tục Nhập Quốc Tịch Việt Nam

Công ty em có 2 vợ chồng người nước ngoài mang quốc tịch Đài Loan và đã tạm trú tại Việt Nam từ năm 1994 đến nay. Năm 1995 họ sinh 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ (có giấy khai sinh tại Việt Nam nhưng quốc tịch ghi là Đài Loan) đồng thời bé gái cũng ở Việt Nam theo bố mẹ từ đó đến giờ. Nếu bé gái đó ...

Tim hiểu thêm
Tình Huống 7: Có Quốc Tịch Nước Ngoài Về Việt Nam Làm Việc
Tình Huống 7: Có Quốc Tịch Nước Ngoài Về Việt Nam Làm Việc

Tôi sang Australia sinh sống, đã nhập quốc tịch nước này. Hiện về Việt Nam làm việc, vậy có phải bỏ quốc tịch nước ngoài không?

Tim hiểu thêm